Sân khấu Nhà hát Bến Thành hôm đó thật lộng lẫy với những hình ảnh được tái hiện vẻ đẹp của làng quê Nam Bộ: bụi chuối, khóm tre, cây cầu khỉ, rặng dừa cao vút và nhất là những nghệ nhân ngồi mải mê bấm phím cho ra những âm thanh mê hoặc lòng người từ những cây đàn kìm, đàn cò… đơn sơ nhưng mang nặng hồn cốt, khí chất người phương Nam! Với tên gọi Gala đờn ca tài tử Nam Bộ – chương trình Sân khấu học đường đã tổng kết đợt hoạt động giao lưu tại 5 trường học đến đây coi như đã đi được một chặng đường khá dài. Và khá hiệu quả!
Ý tưởng đem đờn ca tài tử Nam Bộ vào trường học để học sinh thấy được cái hay, cái đẹp của những cung điệu giàu chất trữ tình hào sảng làm day dứt, da diết lòng người của con người sống ở đất phương Nam một thời tay không đi mở đất! Rồi từng bước, từng bước kiên trì, trong một thời gian ngắn với sự hỗ trợ nhiệt tình của các trường, tâm huyết của các nghệ nhân, nghệ sĩ …. Đờn ca tài tử Nam Bộ dần dần thấm sâu, lan tỏa được vào tâm hồn, để học sinh biết rằng chúng ta đang có một tài sản phi vật thể quý giá, đã được cha ông tạo dựng nên từ nhiều thế hệ để chúng ta tiếp tục kế thừa và phát huy những nét đẹp đó. Từ tháng 4/2014, chương trình sân khấu học đường được thực hiện lần lượt tại 5 trường THCS: Trần Văn Ơn, Võ Trường Toản, Đức Trí, Minh Đức và Nguyễn Du và nhận được những phản hồi tích cực. Tham gia với tư cách vừa là học trò, vừa là khán giả, học sinh tìm hiểu và tập ca để biết thế nào là đờn ca tài tử Nam Bộ, thế nào là hồn dân tộc ẩn trong một nền văn hóa rất đặc trưng miền Tây đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới từ ngày 11/2 – ngày Unesco trao bằng vinh danh nghệ thuật đờn ca tài tử của Việt Nam.
Ý tưởng đem đờn ca tài tử Nam Bộ vào trường học để học sinh thấy được cái hay, cái đẹp của những cung điệu giàu chất trữ tình hào sảng làm day dứt, da diết lòng người của con người sống ở đất phương Nam một thời tay không đi mở đất! Rồi từng bước, từng bước kiên trì, trong một thời gian ngắn với sự hỗ trợ nhiệt tình của các trường, tâm huyết của các nghệ nhân, nghệ sĩ …. Đờn ca tài tử Nam Bộ dần dần thấm sâu, lan tỏa được vào tâm hồn, để học sinh biết rằng chúng ta đang có một tài sản phi vật thể quý giá, đã được cha ông tạo dựng nên từ nhiều thế hệ để chúng ta tiếp tục kế thừa và phát huy những nét đẹp đó. Từ tháng 4/2014, chương trình sân khấu học đường được thực hiện lần lượt tại 5 trường THCS: Trần Văn Ơn, Võ Trường Toản, Đức Trí, Minh Đức và Nguyễn Du và nhận được những phản hồi tích cực. Tham gia với tư cách vừa là học trò, vừa là khán giả, học sinh tìm hiểu và tập ca để biết thế nào là đờn ca tài tử Nam Bộ, thế nào là hồn dân tộc ẩn trong một nền văn hóa rất đặc trưng miền Tây đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới từ ngày 11/2 – ngày Unesco trao bằng vinh danh nghệ thuật đờn ca tài tử của Việt Nam.
Theo dòng thời gian, đờn ca tài tử Nam Bộ hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ 19, bắt nguồn từ nhạc lễ, nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian đã được kế thừa và phát triển. Đây là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ, của đàn và ca do thanh niên nam nữ nông thôn Nam Bộ ca hát sau những giờ lao động, nghỉ ngơi và thường được biểu diễn ngẫu hứng, dựa trên bản nhạc gốc truyền thống, người hát cải biên theo cách của mình nên bài hát thường mới lạ hơn. Gala đờn ca tài tử Nam Bộ giới thiệu cho học sinh 20 bài tổ (bài gốc), 72 bài bản cổ miền Nam cùng một số nhạc cụ: đờn cò, đờn kìm, đờn bầu, đờn tỳ bà, đờn tranh, sáo, tiêu, song, loan, ghi ta phím lõm… với mục đích đem cái đẹp của văn hóa dân tộc đến với học sinh, dù bước đầu còn không ít khó khăn.
Lần đầu tham gia chương trình, Hưng Bình cùng nhóm bạn lớp 8 trường THCS Võ Trường Toản rất hồi hộp, lát nữa nhóm của Bình và nhóm các bạn trường Nguyễn Du sẽ cùng “đấu” giao lưu với nhau qua sự dẫn dắt của 2 nghệ sĩ là Lê Tứ và Hà Như. Được hỏi em có thích không? Bình cười: giờ thấy hay, lạ! Hát rồi thấy mới thú vị, giờ thì Bình và các bạn đã có thể hát được một số điệu ca đơn giản. Cô Nguyễn Thị Hồng Vân, giáo viên trường Minh Đức trước khi hóa thân thành Trưng Trắc trong trích đoạn vở cải lương “Tiếng trống Mê Linh” đã chia sẻ: “Dù bận bịu đến đâu nhưng lúc nào có chương trình là tham gia vì rất mê loại hình này!”. Nhạc sĩ Huỳnh Khải, Trưởng khoa âm nhạc Dân tộc Nhạc viện thành phố, người có nhiều năm gắn bó với đờn ca tài tử băn khoăn làm cách gì để truyền bá rộng rãi âm nhạc dân tộc cho thế hệ sau. Theo ông, đờn ca tài tử sinh ra từ cộng đồng nên nét đẹp của nó nằm ở sự giản dị, không kén người nghe, dễ phổ biến. Ông hy vọng mô hình Sân khấu học đường do Trung tâm Văn hóa quận 1 khởi xướng sẽ được nhân rộng khắp nơi, làm sống dậy và duy trì, tiếp nối nền văn hóa dân tộc mang đậm bản sắc phương Nam. Ông Phan Trọng Quyền, Giám đốc Trung tâm Văn hóa quận 1, Trưởng ban tổ chức cho biết: sau những thành công ban đầu, đơn vị sẽ tiếp tục xây dựng những chương trình đặc sắc hơn làm nhịp cầu nối để đưa loại hình nghệ thuật truyền thống vào nhà trường, tiếp cận gần hơn với các em học sinh!
Lần đầu tham gia chương trình, Hưng Bình cùng nhóm bạn lớp 8 trường THCS Võ Trường Toản rất hồi hộp, lát nữa nhóm của Bình và nhóm các bạn trường Nguyễn Du sẽ cùng “đấu” giao lưu với nhau qua sự dẫn dắt của 2 nghệ sĩ là Lê Tứ và Hà Như. Được hỏi em có thích không? Bình cười: giờ thấy hay, lạ! Hát rồi thấy mới thú vị, giờ thì Bình và các bạn đã có thể hát được một số điệu ca đơn giản. Cô Nguyễn Thị Hồng Vân, giáo viên trường Minh Đức trước khi hóa thân thành Trưng Trắc trong trích đoạn vở cải lương “Tiếng trống Mê Linh” đã chia sẻ: “Dù bận bịu đến đâu nhưng lúc nào có chương trình là tham gia vì rất mê loại hình này!”. Nhạc sĩ Huỳnh Khải, Trưởng khoa âm nhạc Dân tộc Nhạc viện thành phố, người có nhiều năm gắn bó với đờn ca tài tử băn khoăn làm cách gì để truyền bá rộng rãi âm nhạc dân tộc cho thế hệ sau. Theo ông, đờn ca tài tử sinh ra từ cộng đồng nên nét đẹp của nó nằm ở sự giản dị, không kén người nghe, dễ phổ biến. Ông hy vọng mô hình Sân khấu học đường do Trung tâm Văn hóa quận 1 khởi xướng sẽ được nhân rộng khắp nơi, làm sống dậy và duy trì, tiếp nối nền văn hóa dân tộc mang đậm bản sắc phương Nam. Ông Phan Trọng Quyền, Giám đốc Trung tâm Văn hóa quận 1, Trưởng ban tổ chức cho biết: sau những thành công ban đầu, đơn vị sẽ tiếp tục xây dựng những chương trình đặc sắc hơn làm nhịp cầu nối để đưa loại hình nghệ thuật truyền thống vào nhà trường, tiếp cận gần hơn với các em học sinh!